Đặc trưng của tổ chức phái Thiếu Lâm 9D
Thiếu Lâm Tự rất nghiêm khắc về những lễ nghi, rõ ràng minh bạch trong việc phân chia người trên, người dưới. Vai vế được quyết định theo thứ tự nhập môn chứ không liên quan gì đến năng lực hay võ công cao thấp hết. Thứ tự đó được gọi là tiên duyên, không thay đổi vì bất cứ lý do gì. Tiên duyên đó được duy trì mà không phải chịu bất cứ một sự xáo động nào, là sư huynh một lần thì mãi mãi là sư huynh, là sư phụ một lần thì mãi mãi là sư phụ.
Trong đó thì Phương trượng là vị trí cao nhất, dưới phương trượng là Bát đại hộ viện hộ vệ cho phương trượng. Ngoài ra, còn có Tứ đại kim cang, Thập giới thập tăng, Thập bát La Hán. Bách bát La Hán và Thập bát La Hán là người được tuyển chọn trong số những võ tăng để mở rộng La Hán đại chấn là chấn pháp tiêu biểu của Thiếu Lâm; còn Thập giới thập tăng là người quản lý, chấp hành những quy luật của Thiếu Lâm. Tứ đại kim cang là những người được tuyển chọn từ những La Hán, hoạt động bên ngoài Thiếu Lâm và có vị trí cao trong Thiếu Lâm.
Xem thêm giới thiệu môn phái và các chức trách của Thiếu Lâm
Kinh tế của Thiếu Lâm 9D
Nếu theo giới luật của Thiếu Lâm thì Thiếu Lâm không được làm việc vì lợi ích kinh tế nào khác ngoài làm nông và nhận của bố thí, phải tự lo liệu, giải quyết tất cả mọi việc ăn ở.
Trong Thiếu Lâm có đất trồng trọt mà triều đình ban cho nhưng cũng có đất phải dâng cho triều đình. Tuy nhiên không phải một hai vị sư thuộc Thiếu Lâm và cũng không phải một môn phái như Thiếu Lâm chỉ có chừng vài ba mẫu đất. Không thể duy trì một tổ chức lớn như Thiếu Lâm chỉ bằng việc nhận bố thí và làm nông. Do đó, Thiếu Lâm làm thêm một vài hoạt động kinh tế khác như gửi những cao thủ của Thiếu Lâm cho các quan phủ để dạy võ công cho binh sĩ rồi nhận tiền từ quan phủ, ngoài ra cũng nhận tiền từ những môn phái nhỏ dưới trướng.
Tiền cống nạp nhận được từ những đệ tử tục gia cũng bổ sung một phần lớn vào số tài sản thiếu hụt của Thiếu Lâm. Thiếu Lâm hỗ trợ phía sau cho tiêu cục hay đổ trường mà các đệ tử tục gia quản lý và đây là cách mà những đệ tử tục gia phát triển việc kinh doanh. Dĩ nhiên những việc kinh doanh mờ ám như thế này là bí mật, không được tiết lộ ra bên ngoài.
Cách kiếm của cải như vậy không chỉ Thiếu Lâm mà hầu như các môn phái Bạch đạo đều làm vậy, những bang phái Hắc đạo gọi đó là hành động đạo đức giả và dựa vào đó để phỉ báng Bạch đạo.