Giới thiệu môn phái Thiếu Lâm - 9Dragons Cửu Long Tranh Bá

Thiếu Lâm - Thái Sơn Bắc Đẩu

1. GIỚI THIỆU

Theo truyền thuyết của Phật Giáo Thiền Tông Trung Hoa sau khi từ biệt Lương Vũ Đế, Bồ Đề Đạt Ma đã vượt sông Trường Giang (Trương Tử Giang) trên một ngọn cỏ lau đi đến chùa Thiếu Lâm và trụ trì ở đó. Ngày nay ở Thiếu Lâm tự vẫn còn bức tượng "cước đạp lô diệp quá giang" miêu tả tích này. Tại ngôi chùa này, ông đã thực hành thiền định trong chín năm liền quay mặt vào vách núi (Cửu Niên Diện Bích).

Trong thời gian trụ trì và thuyết pháp, nhận thấy các tăng nhân trong chùa có thể lực rất yếu kém không thể chống chọi nổi với thời tiết và khí hậu khắc nghiệt của vùng núi rừng hiểm trở, ngài đã kết hợp các bài tập luyện thở Yoga và một số môn võ tay không của Ấn Độ gọi là Cửu Long sáng tạo nên một số bài tập để rèn luyện tăng cường sức khỏe phục vụ cho quá trình tu hành.

Nếu Lăng Vân đạo trưởng là kiếm khách hàng đầu của Võ Đang thì Bất Luân Hoà thượng là đệ nhất cao thủ của Thiếu Lâm tự bởi đây là người đệ tử duy nhất lĩnh hội toàn bội Thất thập nhị tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm. Nhiều người cho rằng nếu trong Đại hội Võ lâm, nếu Bất Luân Hoà thượng tham gia thì danh hiệu Đệ nhất cao thủ không thể rơi vào tay Lăng Vân đạo trưởng được. Theo dịch nghĩa, Bất Luân có nghĩa là vi phạm hầu hết ngũ giới: sát giới, tửu giới, sắc giới, … Vào những giây phút cuối cùng của Cửu long đại loạn, Bất Luân hoà thượng đã biểu lộ ý định hy sinh để trừ ma đạo: “Không vào địa ngục thì sao cứu được chúng sinh”. Và đến lúc đó, Bất Luân hoà thượng vẫn chịu đựng sự sỉ nhục và phản đối kịch liệt của Bạch đạo.

Thiếu Lâm có bề dày lịch sử hàng ngàn năm. Trong suốt thời gian đó, Thiếu Lâm đã nhiều lần cải tổ để quản lý tốt hơn: Tàng Kinh Cát quản lý văn thư, La Hán Đường sắp xếp mọi việc bên trong, Đại Hùng Điện có thể xem là trung tâm của Thiếu Lâm, Giới Trì Viện là nơi chấp hành giới luật, Tri Khách Đường dùng để đón tiếp khách... Tuy nhiên, hệ thống này không thể thích ứng với cuộc chiến Cửu Long Đại Loạn. Do đó,sau Cửu Long Đại Loạn,trong Thiếu Lâm bắt đầu xuất hiện La Hán Tăng, Kim Cang Tăng, Phục Ma Tăng, Chế Ma Tăng.


2. CHỨC TRÁCH

La Hán Tăng


Được xem là 1 trường phái tiên phong và xuất hiện từ thuở sơ khai lập môn Thiếu Lâm. Cường lực hàn ma và sức mạnh Kim Cương Hộ Thể giúp họ mạnh mẽ hơn ở trong các trận chiến.

Kim Cang Tăng


Phổ độ chúng sinh, Kim Cang Tăng hầu như không tham chiến mà chỉ tu học kinh sách hướng Phật giúp đỡ đồng đội, phục hoạt sức mạnh và luôn là trái tim của đồng đội.

Phục Ma Tăng


Phục Ma Tăng đi theo 1 con đường song song giữa 3 con đường dài các Tăng Nhân đi trước. Phục hoạt, cường lực và chưởng pháp - khả năng của họ được xem là hỗ trợ hoàn hảo giúp họ trong mọi trường hợp.

Chế Ma Tăng

Chưởng pháp Hàn Ma Phục Yêu làm nên tên tuổi của Thiếu Lâm, là 1 Tăng Nhân chủ lực trong những trận chiến. Nếu nói đến Kim Cang Tăng là một hỗ trợ đắc lực thì Chế Ma Tăng là một Tăng nhân tiêu diệt tà ma. Chưởng pháp vãn sinh luân hồi hướng thiện.